8 điều cha mẹ cần ghi nhớ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm 

Mẹ chăm con nên ghi nhớ “Ăn dặm” là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình ăn của bé. Đây là tiền đề để bé được bổ sung các dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện. Hãy tham khảo 8 điều cần thiết sau để chuẩn bị tốt nhất khi con bạn bắt đầu ăn dặm của Thuốc 5 sao ngay dưới đây nhé.
8 điều cha mẹ cần ghi nhớ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

8 điều cần ghi nhớ khi con bắt đầu ăn dặm

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm

Khi bé bắt đầu sang tháng thứ 5 thì mẹ có thể cho con tập ăn dặm. Bởi lúc này mẹ bắt đầu vào công việc nên không có thời gian cho con bú. Các dưỡng chất sẽ bị thiếu hụt và cần bổ sung bằng các bữa ăn dặm.
Mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm và chia thành các giai đoạn ăn dặm như sau:
– Giai đoạn ăn bột (từ 5-8 tháng tuổi): thời điểm này mẹ cho bé ăn dặm bằng bột dinh dưỡng có sẵn hoặc nấu. Cho ăn dặm những thực tế đa phần bé cần thêm nhu cầu ăn bột vì sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Mẹ có thể tự chế biến bột nhưng phải chú ý chọn thức phẩm không dị ứng với bé.
– Giai đoạn ăn cháo: Bé từ 9 – 10 tháng có thể cho bé ăn cháo với các chế biến đa dạng như, nước hầm xương, bổ sung thêm thành phần thịt cá, một chút rau củ quả… theo thực đơn hàng ngày của bé.
– Giai đoạn ăn cơm: Khi trẻ có đủ 20 chiếc răng thì có thể cho bé ăn cơm mền và tập cho bé ăn rau củ thông qua cách nấu canh, súp để bé tự ăn.
Chia thành 3 giai đoạn ăn dặm cho trẻ, mẹ nhất định phải lưu ý để tránh những sai sót trong quá trình nuôi con nhé. 
Sản phẩm cực tốt bổ sung vitamn D3 cho trẻ sơ sinh ấn vào >>> XEM NGAY 

2. Cho bé ăn nhạt 

Điều cần ghi nhớ khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là cần ăn nhạt. Cơ thể con người cần một lượng muối nhất định để hoạt động tốt. Muối không được tự sản xuất cho cơ thể, do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta cần phải có 1 lượng muối nhỏ.
Nhưng nhu cầu muối của trẻ ăn dặm là rất ít (ít hơn 1g mỗi ngày cho nên khi bé được 12 tháng tuổi) và nhu cầu này được đáp ứng đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thận của trẻ ăn dặm chưa đủ trưởng thành để xử lý nhiều hơn lượng muối này, có nghĩa nếu thêm muối vào thức ăn cho bé có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.

3. Vẫn phải cho con bú sữa mẹ

Trong bộ quy tắc ăn dặm cho trẻ thì lưu ý vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ là vô cùng quan trọng. Mẹ nhớ nên cho con bu sữa cho đến khi tròn 6 tháng tuổi. Trẻ em thường không thể ăn nhiều thức ăn rắn ngay lập tức. Vì vậy, hãy nghĩ rằng thức ăn rắn ở giai đoạn này sẽ là một món thêm vào, chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ hoặc sữa bột. Hãy nhớ rằng, bạn đang tập cho bé ăn dặm chứ không phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bé.

4. Tránh sữa và mật ong 

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa cho rằng bạn nên đợi cho đến khi bé được một tuổi mới bắt đầu cho bé uống sữa bò. Nguyên nhân là bởi một số trẻ có thể khó tiêu hóa ngay. Ngoài ra cần lưu ý không cho mật ong vào sữa cho trẻ nhỏ hơn một tuổi bởi điều này có thể tăng cao nguy cơ ngộ độc bởi hệ thống miễn dịch của bé vẫn còn đang phát triển.

5. Ngừng cho ăn khi bé ngừng

Bé ngừng ăn là báo hiệu bé đã no. Đó là lúc nhè thức ăn vào muỗng, quay đầu đi nơi khác, bặm môi thật chặt hoặc nhổ ra bất cứ thứ gì bạn đặt trong miệng của bé hay khóc ré lên. Đừng bắt bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn. Trẻ em sẽ ăn khi đói và dừng lại khi đã no. Một khi hiểu được điều này thì bạn sẽ tránh được việc ép bé ăn quá nhiều và điều này rất có lợi khi bé lớn lên.

6. Cho bé tập ăn bằng tay nếu bé muốn 

Khi bé được chín tháng tuổi, bé sẽ có thể chọn những miếng đồ ăn nhỏ mềm để ăn. Tuy vậy bạn vẫn cần phải dùng muỗng múc thức ăn cho bé trong một thời gian và tiếp tục cho bé uống sữa bột hoặc sữa mẹ. Một số thức ăn cầm tay tuyệt vời bao gồm chuối chín, cà rốt, phô mai, mì nấu chín, ngũ cốc khô và trứng. Để tránh tình trạng bé bị nghẹt thở, bạn không nên cho bé ăn thực phẩm cứng và khó nuốt như kẹo cứng, khoai tây chiên, rau sống, nho hoặc nho khô, pho mát cứng và cả xúc xích.

7. Hạn chế cà rốt và cải bó xôi

Bé dưới 6 tháng tuổi không được ăn cà rốt, củ cải trắng, cải bó xôi dưới mọi hình thức vì thực phẩm này chứa nhiều nitrate làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở bé dưới 6 tháng tuổi.

8. Cho bé tập ăn từ ít đến vừa đủ 

Cho bé làm quen với lượng thức ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng tới đặt. Nhưng không nên cho quá đặc hoặc lỏng hay ép bé ăn quá nhiều.
Trên đây là những lưu ý của dược sỹ Thuốc 5 Sao gửi tới các mẹ đang chuẩn bị cho con ăn dặm. Hãy lưu ý những quy tắc ăn dặm cho trẻ để đảm bảo cách chăm con của mẹ là đúng đắn nhất nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào mẹ có thể gọi điện đến số Hotline: 0359.498.470 để dược sỹ tư vấn cho mẹ.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ như hình:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé, mẹ có thể tham khảo
Dược sĩ Nga

TÌM SẢN PHẨM TẠI THUỐC5SAO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *